Nhiều doanh nghiệp quốc tế đang mạnh tay “rót vốn” vào Việt Nam. Đây cũng là lúc thị trường bất động sản thương mại được “hưởng sái” và trở nên nổi bật so với các quốc gia khác trong khu vực.
Tận dụng thời cơ để phát triển
Hãng thông tấn Bloomberg mới đây đã đăng tải một bài phân tích về cơ hội và tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam. Theo tác giả, cách đây vài năm trước, thị trường bất động sản thương mại châu Á chủ yếu được thúc đẩy bởi Trung Quốc và Hồng Kông. Với sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế đại lục, những tòa nhà văn phòng có tỷ lệ lấp đầy hết sức ấn tượng.
Bất động sản công nghiệp là một trong những phân khúc được hưởng lợi từ dòng vốn FDI. Ảnh: Dũng Minh |
Tuy nhiên, thời thế nay đã đảo chiều. Nền kinh tế của quốc gia tỷ dân đang phải đối mặt với áp lực giảm phát và sự đi xuống “không phanh” của thị trường địa ốc. Đây là lý do khiến các nhà đầu tư dần chuyển hướng sự chú ý sang những thị trường tiềm năng khác tại châu Á, trong đó bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam.
Trong năm 2023, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký tại Việt Nam đã tăng tới hơn 32% so với năm trước. Trong khi đó, vốn FDI toàn cầu chỉ tăng vỏn vẹn 3%. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn duy trì được sức hấp dẫn đặc biệt trước những bất ổn trên trường quốc tế.
“Các đối tác cung ứng của Apple, Intel và Samsung hiện đều đã có có cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Gần đây, phía Meta cũng cho biết sẽ cân nhắc mở rộng đầu tư vào quốc gia này”, bà Christine Li, Giám đốc nghiên cứu khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Knight Frank, cho biết. Thậm chí, vị này còn nhấn mạnh rằng, giá thuê bất động sản tại Việt Nam đã tăng mạnh khi nhiều doanh nghiệp lớn tìm kiếm thêm cơ hội ngoài đại lục.
Phía Bloomberg dẫn chứng số liệu cho thấy, giá thuê bất động sản tại các thành phố lớn của Trung Quốc có thể giảm tới 6% trong năm nay. Trong khi đó, tại TP.HCM, con số này trong quý I/2024 lại tăng tới 6,6% so với cùng kỳ năm trước.
Sự đối nghịch này một phần là hệ quả của chiến lược “Trung Quốc + 1”. Đây là chiến lược kinh doanh khuyến khích các nhà đầu tư đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào một quốc gia.
“Chừng nào căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ còn leo thang, chiến lược ‘Trung Quốc + 1’ sẽ tiếp tục được kéo dài”, ông Goodwin Gaw, Chủ tịch của Công ty đầu tư bất động sản Gaw Capital Partners, nhận định. Bản thân doanh nghiệp Hồng Kông này cũng đang sở hữu một số dự án bất động sản tại TP.HCM.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt tại châu Á
Tuy nhiên, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất được hưởng lợi từ chiến lược “Trung Quốc + 1”. Bloomberg khẳng định, Ấn Độ đang dần loại bỏ sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất. Trong năm ngoái, giá trị xuất khẩu đồ điện tử của Ấn Độ sang Mỹ đã tăng gấp ba lần so với hai năm trước đó.
Khi các “đại bàng” tích cực bay sang Ấn Độ, nhu cầu về không gian, đặc biệt là các trung tâm nghiên cứu và phát triển, cũng vì vậy mà tăng lên. Ông Henry Chin, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á – Thái Bình Dương của CBRE, khẳng định, hầu hết các công ty đa quốc gia có nhu cầu mở rộng phạm vị hoạt động đều lựa chọn Ấn Độ là điểm đến.
Không chỉ phải cạnh tranh với “đối thủ” lớn đến từ Nam Á, Việt Nam còn phải “chạy đua” với những quốc gia đang phát triển khác. Trên các diễn đàn bất động sản quốc tế, nhiều nhà đầu tư đang dần có thiện cảm hơn với thị trường địa ốc của Campuchia.
“Người nước ngoài có thể sở hữu vĩnh viễn nhà tại Campuchia, chỉ cần căn nhà đó nằm từ tầng hai trở lên. Trong khi đó, Việt Nam lại quy định thời hạn sở hữu tối đa đối với người ngoại quốc là 50 năm. Sau khi hết khoảng thời gian đó, người mua sẽ phải gia hạn thêm. Điều này khiến nhiều người cảm thấy ngần ngại khi mua nhà tại Việt Nam”, một nhà đầu tư nước ngoài chia sẻ.
Người nay còn cho hay, giá bất động sản tại Campuchia cũng có phần “dễ thở” hơn. Giá một căn nhà trung bình tại Phnôm Pênh chỉ khoảng 1.000 USD/m2. Còn tại TP.HCM, số tiền có thể lên tới hơn 3.000 USD/m2.
Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư ngoại quốc còn bày tỏ lo ngại về nguy cơ Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Nếu Việt Nam không thể bứt tốc đà tăng trưởng trong thập kỷ tới, các doanh nghiệp nước ngoài có thể sẽ tìm đến các quốc gia còn nhiều dư địa phát triển, chẳng h