Trang chủ TỔNG HỢP Năm 2024, những trường hợp sau có thể sẽ bị hủy Sổ đỏ đã cấp

Năm 2024, những trường hợp sau có thể sẽ bị hủy Sổ đỏ đã cấp

Bởi BTV DNDT
0 bình luận 74 lượt xem

Rate this post

Hủy Giấy chứng nhận hay còn gọi là hủy Sổ đỏ đã cấp là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hủy trong một số trường hợp theo quy định như không thu hồi được Giấy chứng nhận, cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất.

Năm 2024, những trường hợp sau có thể sẽ bị hủy Sổ đỏ đã cấp- Ảnh 1.

Trường hợp 1: Hủy Giấy chứng nhận bị mất

Theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm lập hồ sơ trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời cấp lại Giấy chứng nhận.

Trường hợp 2: Hủy Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp Giấy chứng nhận để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận mới

Căn cứ khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà bên nhận chuyển quyền chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền theo quy định nhưng chưa sang tên thì không thực hiện thủ tục đăng ký biến động (sang tên Giấy chứng nhận) mà thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận.

– Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thì Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển quyền.

– Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp Giấy chứng nhận để làm thủ tục cấp mới.

Trường hợp 3: Không giao nộp Giấy chứng nhận

Căn cứ theo khoản 7 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, những trường hợp sau đây mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không giao nộp Giấy chứng nhận thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp:

– Trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật đất đai.

– Trường hợp Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai và thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người thì người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước khi bàn giao đất cho Nhà nước, trừ trường hợp cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế.

– Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp hoặc đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước đây cùng với hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động.

– Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai

Theo điểm d khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013, cấp Giấy chứng nhận không đúng quy định gồm: Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

– Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã được thi hành.

Hoàng Nguyễn

Đời sống Pháp luật

Nguồn: https://cafef.vn

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Liên hệ Quảng cáo | Điều khoản bảo mật | Tuyển dụng | Bến cát lên thành phố

Nhiều lượt xem

Bài báo mới nhất

Thiết bị sân chơi mầm non TMA