Trong thời gian sắp tới, sẽ có tổng cộng 6 cây cầu kết nối Bình Dương – Tây Ninh phục vụ đi lại, giao thương và kết nối 2 địa phương.
Bình Dương và Tây Ninh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng cây cầu chưa có tên vừa khánh thành vào cuối năm 2022. Dự án có chiều dài hơn 800 m, trong đó phần đường dẫn phía tỉnh Bình Dương dài 377,7 m và phần đường dẫn phía tỉnh Tây Ninh dài 92,2 m với tổng mức đầu tư 411,880 tỷ đồng.
Bình Dương và Tây Ninh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng cây cầu chưa có tên vừa khánh thành vào cuối năm 2022. Dự án có chiều dài hơn 800 m, trong đó phần đường dẫn phía tỉnh Bình Dương dài 377,7 m và phần đường dẫn phía tỉnh Tây Ninh dài 92,2 m với tổng mức đầu tư 411,880 tỷ đồng. |
Mặt cầu rộng gần 30 m, được chia làm 2 phần lưu thông riêng biệt với 6 làn xe. |
Tuyến đường được thiết kế với vận tốc 80 km/h, kết cấu mặt đường bằng bê tông nhựa nóng. Chiều rộng nền đường là 28,5 m, dải phân cách giữa, dải an toàn và lề đường. |
Cầu được xây dựng bê tông cốt thép, dự ứng lực gồm 3 nhịp chính có kết cấu dầm hộp đúc hẫng cân bằng và 4 nhịp dẫn bằng dầm Super T. |
Cầu được thiết kế có độ tĩnh không đảm bảo cho tàu thuyền lưu thông qua lại dễ dàng |
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Dương Văn Thắng, tuyến đường ngoài kết nối giao thông giữa hai tỉnh còn giúp rút ngắn quãng đường từ Tây Ninh đi sân bay Long Thành (Đồng Nai), cảng nước sâu ở Bà Rịa – Vũng Tàu gần 30 km, không phải đi qua quốc lộ 22, 22B hay kẹt xe.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Dương Văn Thắng, tuyến đường ngoài kết nối giao thông giữa hai tỉnh còn giúp rút ngắn quãng đường từ Tây Ninh đi sân bay Long Thành (Đồng Nai), cảng nước sâu ở Bà Rịa – Vũng Tàu gần 30 km, không phải đi qua quốc lộ 22, 22B hay kẹt xe. |
Cũng thuộc địa phận huyện Dầu Tiếng, cầu Thanh An trên đường Hồ Chí Minh (thuộc dự án Chơn Thành – Đức Hòa) đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư, dự kiến được UBND Bình Dương khởi công trong năm nay và hoàn thành vào năm 2025. Trong ảnh là khu vực sẽ xây cầu Thanh An nối hai tỉnh Bình Dương và Tây Ninh. |
Tại địa phận huyện Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh), hàng loạt trụ cầu đã được xây dựng phục vụ dự án cầu Thanh An. |
Bốn cây cầu khác được tỉnh Bình Dương và Tây Ninh còn thống nhất chủ trương xây dựng thuộc địa phận thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh) và huyện Dầu Tiếng (Bình Dương). |
Trong tương lai, dọc bờ sông Sài Gòn giữa hai tỉnh Bình Dương và Tây Ninh trung bình cứ 7 – 10km sẽ có một cây cầu. |
Sau hơn 8 năm triển khai đề án Thành phố thông minh Bình Dương, đề án chiến lược đột phá kinh tế xã hội toàn tỉnh, và định hướng theo mô hình Ba Nhà (Nhà nước – Nhà trường – Nhà Doanh nghiệp); tỉnh Bình Dương tự hào vì đã nhận được những danh hiệu đáng quý. Trong đó, một số danh hiệu tiêu biểu là Cộng đồng Thông minh của năm 2023 do tổ chức Cộng đồng Thông minh Thế giới công nhận vào tháng 10 tại New York, Giải thưởng về Giải pháp Quản lý, Điều hành Đô thị Thông minh IOC do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam chứng nhận.
Nguồn: https://lifestyle.zingnews.vn