Trang chủ TỔNG HỢP Dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1 triệu tỷ đồng

Dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1 triệu tỷ đồng

Bởi BTV DNDT
0 bình luận 80 lượt xem

Rate this post

Tại báo cáo về nhà ở và thị trường bất động sản quý IV và cả năm 2023, Bộ Xây dựng dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 30/11/2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.022.532 tỷ đồng (trong khi đến 31/10/2023 là 993.918 tỷ đồng).

Bộ Xây dựng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản, tín dụng bất động sản để có các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh. Ảnh: Bảo Tín
Bộ Xây dựng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản, tín dụng bất động sản để có các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh. Ảnh: Bảo Tín

Trong dư nợ tín dụng bất động sản, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở là 283.876 tỷ đồng; đối với các khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng là 45.177 tỷ đồng; đối với cho vay xây dựng, sửa chữa, nhà để bán, cho thuê là 123.083 tỷ đồng; đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác là 335.565 tỷ đồng…

Đáng chú ý, trong quý IV/2023, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động (lãi suất huy động và lãi suất cho vay mới của các ngân hàng thương mại đã giảm khoảng hơn 2%/năm so với cuối năm 2022), đồng thời lãi suất cho vay mua nhà cuối năm của một số ngân hàng cũng giảm hơn so với năm 2022.

Động thái này theo Bộ Xây dựng là nhờ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã quyết tâm, nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế.

Nhìn toàn cục, trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động điều hành và đạt được các chỉ tiêu, mục tiêu đặt ra, đó là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; thị trường tiền tệ ngoại hối về cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất giảm. Đồng thời, đã ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản…

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, tính cả năm 2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là 311.240 tỷ đồng. Trong đó, nhóm bất động sản đạt 73.202 tỷ đồng (chiếm 23,5%).

Để bảo đảm thị trường bất động sản tới tiếp tục phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, Bộ Xây dựng kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản, tín dụng bất động sản để có các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Cùng với đó, chỉ đạo tiếp tục rà soát, có giải pháp thiết thực hiệu quả thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản; tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các ngân hàng thương mại để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn, kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn, dòng tiền.

Với Bộ Tài chính, cần bám sát diễn biến thị trường để chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp ổn định và phát triển thị trường chứng khoán. Nhất là, khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Đặc biệt, nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá rõ sự cần thiết, đề xuất cụ thể phương án, cơ chế, chính sách phù hợp để đưa ra phương án nhằm bảo đảm phù hợp nhất với tình hình thực tế và xây dựng thị trường trái phiếu nói chung và trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nói riêng phát triển một cách bền vững.

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Liên hệ Quảng cáo | Điều khoản bảo mật | Tuyển dụng | Bến cát lên thành phố

Nhiều lượt xem

Bài báo mới nhất

Thiết bị sân chơi mầm non TMA